Căn cứ pháp lý

    • Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
    • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
    • Nghị định 115/20218/NĐ – CP;
    • Một số văn  bản hướng dẫn thi hành.

    A. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    a.1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn 

    • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
    • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
    • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
    • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
    • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
    • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
    • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
    • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    a.2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm 

    • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
    • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
    • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
    • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    B. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    • Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
    • Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

    C. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
    • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
    • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

    D. Thời gian thực hiện

    Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    E. Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

    03 năm kể từ ngày cấp.

    Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

    Team Vi-star đã giúp tôi rất nhiều trong việc tính toán hợp lý hóa các chi phí cũng như chuẩn hóa quy trình, bộ máy kế toán tại công ty.
    Tôi thật sự tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng dịch vụ và uy tín tại Vi-Star