A. Cơ sở pháp lý

    • Luật Xây dựng năm 2014;
    • Luật xây dựng sửa đổi năm 2020;
    • Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
    • Một số văn bản hướng dẫn thi hành.

    B. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng (Điều 83 NĐ 15)

    1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

    1. Khảo sát xây dựng;
    2. Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
    3. Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
    4. Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
    5. Thi công xây dựng công trình;
    6. Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
    7. Kiểm định xây dựng;
    8. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này”.

    Ngoài ra, đối với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện cụ thể tương ứng với linh vực đó.

    C. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

    (1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

    (2) Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

    (3) Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);

    (4) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

    (5) Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

     

    (6) Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);

    (7) Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);

    Các tài liệu theo quy định tại các điểm (2), (3), (4), (5), (6) và (7) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

    D. Cơ quan cấp chứng chỉ

    Bộ Xây dựng (đối với chứng chỉ Hạng I); Sở Xây dựng (đối với chứng chỉ hạng II, III).

    E. Thời gian thực hiện

    20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

    Chứng chỉ năng lực có thời hạn 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ.

    Team Vi-star đã giúp tôi rất nhiều trong việc tính toán hợp lý hóa các chi phí cũng như chuẩn hóa quy trình, bộ máy kế toán tại công ty.
    Tôi thật sự tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng dịch vụ và uy tín tại Vi-Star